CDN (Content Delivery Network - Mạng phân phối nội dung) là mạng phân phối nội dung theo địa lý của các máy chủ proxy và trung tâm dữ liệu. Mục tiêu là cung cấp hiệu suất và tính sẵn sàng cao bằng cách phân phối dịch vụ theo không gian cho người dùng cuối. CDN ra đời vào cuối những năm 1990 như là một phương tiện để giảm bớt các nút thắt về hiệu suất của Internet, ngay khi Internet bắt đầu trở thành phương tiện truyền thông quan trọng cho mọi người và doanh nghiệp. Kể từ đó, CDN đã phát triển để phục vụ một phần lớn nội dung Internet ngày nay, bao gồm các đối tượng web (văn bản, đồ họa và tập lệnh), các đối tượng có thể tải xuống (tệp phương tiện, phần mềm, tài liệu), ứng dụng (thương mại điện tử, cổng thông tin), phát trực tiếp phương tiện truyền thông, phương tiện truyền thông trực tuyến theo yêu cầu và các trang truyền thông xã hội... CDN là một lớp trong hệ sinh thái Internet. Chủ sở hữu nội dung như các công ty truyền thông và nhà cung cấp thương mại điện tử trả tiền cho các nhà khai thác CDN để cung cấp nội dung của họ cho người dùng cuối của họ. Đổi lại, CDN trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), nhà mạng và nhà khai thác mạng để lưu trữ máy chủ của họ trong trung tâm dữ liệu của họ. CDN là một thuật ngữ bao gồm các loại dịch vụ phân phối nội dung khác nhau: truyền phát video, tải xuống phần mềm, tăng tốc nội dung trên web và di động, CDN được cấp phép / quản lý, bộ nhớ đệm trong suốt và các dịch vụ để đo hiệu suất CDN, cân bằng tải, chuyển đổi và phân tích đa CDN và đám mây thông minh. Các nhà cung cấp CDN có thể chuyển sang các ngành công nghiệp khác như bảo mật, với bảo vệ DDoS và tường lửa ứng dụng web (WAF) và tối ưu hóa mạng WAN.
Trước khi nói về việc phân phối nội dung, chúng ta nên biết nội dung (content) là gì. Nó là những thứ có thể thấy hoặc không thể trên website: văn bản, ảnh, files audio, video,... Có 2 loại nội dung: động và tĩnh. Nội dung tĩnh là nội dung không thay đổi theo thời gian bởi tác động của người dùng. Nội dung động (Dynamic content) là nội dung sẽ thay đổi dựa vào dữ liệu đầu vào. Nó được cá nhân hóa trên từng trang, tùy thuộc vào dữ liệu nhập vào của người dùng. Ví dụ của nội dung động là trang đăng nhập, đăng ký...
Trong hệ thống mạng lưới server, server gần nhất với máy tính phát ra yêu cầu sẽ đảm nhiệm việc xử lý yêu cầu đó. Bằng việc lưu lại các thông tin tạm thời ở mọi nơi trong hệ thống thay vì lưu tập trung trong 1 server, băng thông tải sẽ được cân bằng hơn. Việc này làm giảm vấn đề phát sinh lúc trước như thời gian tải trang chậm, trình duyệt bị treo, dịch vụ bị gián đoạn. CDN sẽ chọn server gần nhất và truyền nội dung cho bạn.
Ưu điểm của nó sẽ phát huy tùy vào độ lớn của website, vị trí tương đối với dữ liệu gốc, và lượng traffic được tạo ra. Một công ty kinh doanh bán hàng tại một khu vực, phục vụ cho những người mua gần đó sẽ không hưởng lợi gì nhiều từ CDN. Tuy nhiên, nếu bạn là doanh nghiệp thương mại điện tử eCommerce, đang cần tiếp cận được nhiều người hơn ở nhiều vị trí hơn (đa quốc gia). Hoặc website của bạn có rất nhiều traffic từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế gới thì CDN sẽ giúp bạn giảm tải độ trễ và tăng thứ hạng tìm kiếm một cách đáng kể. Một CDN sẽ cần phải đáp ứng được bốn điều sau:
Vấn đề lớn nhất mà dịch vụ hosting thường đối mặt là băng thông. CDN xử lý lượng lớn băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập ra, vì vậy chi phí chính cho băng thông đến điểm truy cập chính giảm xuống. Điều này làm được nhờ vào các công cụ tối ưu hệ thống như caching, đặt data vào trong khu vực lưu trữ tạm ở các máy tính khác nhau hoặc trên các thiết bị khác nhau.
Một trong số các yếu tố lớn nhất tăng tỉ lệ thoát trang là độ trễ. Độ trễ là thời gian cần thiết để truyền dữ liệu qua lại giữa người dùng và máy chủ host website, nó bị tác động bởi:
Các vấn đề trên có thể được giải quyết, hay giảm thiếu nhờ vào một mạng lưới phân tán nội dung tốt.
Khi tất cả các dữ liệu truyền được xử lý tại một máy chủ duy nhất, nó dễ bị tổn thương hơn khi gặp các kiểu tấn công như DDOS và các vấn đề khác. Hoạt động này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày, khiến cho website không truy cập được từ những người dùng bình thường. Sử dụng DDoS filter và phân tán truy vấn sang xử lý ở các địa điểm khác nhau sẽ phần nào giảm thiểu, hoặc ngăn chặn sự tăng đột biến traffic như vậy. Bạn cũng có thể sử dụng CDN để chống lại hacker tiếp cận thông tin nhạy cảm nữa. Việc này là nhờ vào CDN liên tục làm mới TLS/SSL certificates, tạo ra độ chứng thực và mã hóa cao hơn. Chúng cũng đồng thời phân tán traffic khỏi server chính sang proxies.
Traffic lớn, phần cứng không ổn định có thể gây ra downtime và hầu hết các website không thể chấp nhận được việc này. Bằng cách phân tán nội dung trong hệ thống content delivery network, bạn sẽ ít phải gánh traffic hơn.
Nếu bạn là người thích tìm hiểu, và hay đặt câu hỏi về mọi thứ, đây là một số thông tin cần thiết cho bạn về CDNs.
Có 3 cách khiến giúp cho một CDN tốt tăng tốc thời gian tải trang.
Bất kỳ website B2B hay B2C nào có người dùng ngoài khu vực đang bán sản phẩm đều có thể hưởng lợi từ CDN. Chúng cũng hữu dụng cho blogger và website có lượng traffic lớn.
Có. Vì chúng được triển khai ở mạng lưới rộng lớn, chúng tạo ra được một “vùng đệm” kết nối giữa server gốc và người dùng. CDN hoạt động như một lớp bảo mật khác, bao quanh mạng lưới nội bộ của hệ thống của bạn.
Tốc độ của mạng lưới phân phối nội dung phụ thuộc vào hệ thống mạng của server, cho phép khách truy cập truy cập website tới server gần nhất với họ. Virtual Private Networks (VPN) giúp ẩn đi danh tính của người dùng cuối bằng cách sử dụng một máy tính khác máy tính của họ làm điểm truy cấp đến website server. Việc này giúp người dùng có thể truy cập được tới nội dung bị chặn tại địa điểm của họ, nhưng lại không bị chặn ở VPN server. VPN và CDN đều được dùng nhằm mục tiêu cải thiện tính bảo mật và khả năng truy cập, nhưng với mục đích khác nhau.
CDNs không chứa website như dịch vụ web hosting, nó chỉ lưu trữ một phiên bản tạm thời của nội dung của website đó (không bao gồm các thành phần khác của website) nên có thể tăng tốc độ website được. Nó còn tối ưu nội dung đó nữa nên băng thông của web server được giảm thiểu tối đa. Không chỉ cải thiện tốc độ, nó còn giúp tránh được sự gián đoạn dịch vụ, bảo mật kém, và việc truyền nội dung chậm. Tóm lại, dịch vụ web hosting cung cấp nền tảng để lưu trữ website của bạn, còn CDN cung cấp một vùng đệm để truyền website đó hiệu quả hơn. Nhờ vậy, khách truy cập sẽ hài lòng hơn và chi phí kinh doanh sẽ giảm xuống.
Chúng hoạt động với bất kỳ máy tính bàn, laptop, điện thoại hay bất kỳ các thiết bị nào có kết nối tới internet. Tất cả tiến trình được xử lý giữa nó và nguồn nội dung, chứ không phải từ máy của người dùng cuối.
Sự phổ phiến của CDN và nhu cầu tăng tốc độ website đã tạo ra một cuộc bùng nổ của hệ phân phối nội dung trên internet. Giống các loại hình dịch vụ khác, không phải tất cả các CDNs đều giống y như nhau về mức độ, ưu điểm, chức năng. Một số CDN miễn phí, số khác phân phối dưới dạng thuê bao, một số có loại trả phí và cao cấp hơn. Một số CDN trả phí tốt: KeyCDN, CloudFlare...
Một vài điều cần lưu ý ngoài ngân sách và tính năng cơ bản, bạn còn cần chú ý đến các nhu cầu trong tương lai mà website của bạn có thể cần. Không phải bàn cãi, đây là danh sách tính năng mà bất kỳ một CDN tốt nào đều phải có:
Mục tiêu của bất kỳ website nào cũng cần hướng đến việc tăng lượng truy cập (traffic) và quản lý chúng hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần 1 giây bị chậm là sẽ dẫn đến 7% tỉ lệ chuyển độ bị hạ xuống, giảm 11% page views và lên đến 16% sự hài lòng của khách hàng bị giảm. Nếu bạn muốn duy trì độ tăng trưởng, tính đáng tin cậy, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng mở rộng, một hệ phân phối nội dung – content delivery network là một khoảng đầu tư đáng giá. Nó sẽ giảm các vấn đề phát sinh gây ra bởi độ trễ và giúp khách truy cập tận hưởng tốc độ cao, hiệu năng tốt như họ mong đợi, trong thế kỷ 21 này.
Theo: Wikipedia và https://www.hostinger.vn/huong-dan/cdn-la-gi/