Cập nhật ngày 07/03/2023

Chắc bạn đã từng tự hỏi là nên cài đặt bao nhiêu plugin cho website WordPress của mình. Có phải cài ít plugin là tốt hay không? Cài nhiều plugin có ảnh hưởng đến website không?

Về plugin WordPress và cách chúng hoạt động

Plugin WordPress giúp bạn thêm các tính năng mới vào trang web như tạo danh sách sản phẩm, thêm form liên hệ...

Thường thì plugin không chạy mọi lúc mọi nơi, chúng chỉ chạy khi có yêu cầu hoặc một số nơi nhất định như Trang quản trị, Bài viết, Chỉnh sửa bài viết...

Tại sao plugin cần thiết cho một trang WordPress?

Mặc dù nền tảng WordPress có mô hình làm blog rất mạnh, nhưng chính các plugin mới đóng vai trò lớn trong việc biến WordPress trở thành công cụ xây dựng trang web phổ biến nhất trên thế giới.

Ví dụ bạn muốn có hiệu ứng tuyết rơi trên trang web của mình, thay vì bạn viết code vào theme của mình thì bạn có thể viết code thành 1 plugin. Sau đó bạn có thể chia sẻ plugin với tất cả mọi người, kể cả người không biết lập trình cũng có thể sử dụng được.

Làm thế nào mà plugin WordPress lại bị mang tiếng xấu?

Mục đích của plugin là mở rộng WordPress để làm hầu hết mọi thứ bạn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy một cảm giác lo sợ, e dè từ nhiều người mới sử dụng đối với plugin. Mọi người lo lắng về hiệu suất, bảo mật, độ tin cậy... Điều này là không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bạn cần thêm chức năng nhưng lại muốn web hoạt động nhẹ nhàng hơn - không thể nào.

Ít hơn là thế nào? Bao nhiêu plugin WordPress là đủ?

Chúng tôi tin rằng vấn đề không phải là số lượng plugin, mà là chất lượng. Bạn có thể có hàng tá plugin WordPress chạy trên trang web của bạn mà không gặp vấn đề gì. Nhưng chỉ cần thêm một plugin được code kém đã có thể làm chậm trang web của bạn. Khi điều này xảy ra và bạn yêu cầu trợ giúp, kỹ thuật viên hỗ trợ của công ty hosting hoặc một nhà phát triển khác sẽ đổ lỗi cho số lượng plugin. Điều này đúng thôi bởi vì xử lý sự cố một trang web với 5 plugin dễ dàng hơn nhiều so với xử lý sự cố một trang web với 30 plugin.

Càng nhiều plugin, công việc của họ càng khó khăn. Một chút thận trọng khi nhận bất kỳ lời khuyên nào xuất phát từ sự bực bội như vậy là hết sức cần thiết. Bạn nên lịch sự yêu cầu họ xác định plugin cụ thể nào gây ra sự cố, bởi vì chỉ đơn giản đổ lỗi cho số lượng là kết quả của sự lười biếng. Ví dụ, trang web WPBeginner lúc này đang có trên dưới 62 plugin hoạt động và nó tải cực kỳ nhanh đúng không nào. Nếu chúng ta thêm một plugin tồi làm chậm trang web, thì chúng ta chỉ nên vô hiệu hóa một plugin đó (chứ không phải cả 62 plugin).

Plugin ảnh hưởng tốc độ và hiệu suất trang Web ra sao?

Có nhiều loại plugin WordPress và mỗi loại ảnh hưởng khác nhau đến hiệu suất trang web của bạn. Có những plugin ảnh hưởng chủ yếu đến front-end (giao diện người dùng). Ví dụ: plugin dựng trang, form liên hệ, thư viện, thanh trình chiếu (slider), v.v. Và có các plugin chủ yếu được thực hiện để thực hiện các tác vụ trong khu vực quản trị hoặc back-end. Ví dụ: plugin sao lưu WordPress, plugin biên tập, các tiến trình nền (background process) khác nhau... Ngoài ra còn có các plugin chạy ở mọi nơi, gồm cả khu vực quản trị và front-end. Ví dụ: plugin SEO, plugin bảo mật WordPress v.v… Tác động của plugin WordPress ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất trang web phụ thuộc vào nơi plugin đó được tải. Ví dụ: các plugin chỉ được tải khi bạn đang thực hiện các tác vụ trong khu vực quản trị viên WordPress thường thì sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web. Mặt khác, các plugin được tải ở front-end thường để lại tác động lớn hơn.

Ngoài ra, plugin thực hiện các quy trình nền định kỳ như kiểm tra lỗi kết nối, giám sát lỗi 404, v.v cũng có thể làm chậm đáng kể hiệu suất tổng thể của trang web. Plugin có thể ảnh hưởng đến hiệu suất trang web của bạn do:

  • Tạo thêm các HTTP request (yêu cầu HTTP) – Một số plugin (chủ yếu front-end) có thể cần có các style hoặc script tùy chỉnh để hoạt động chuẩn xác. Vì lý do này, người ta có thể thêm vào các tệp JS/CSS. Việc tải các tệp này tạo thêm các yêu cầu HTTP, do đó làm tăng thời gian tải trang.additional HTTP requests
  • Thêm truy vấn Database – Một số plugin có thể làm tăng truy vấn vào cơ sở dữ liệu của bạn. Ví dụ: các plugin hiển thị các bài đăng phổ biến, bài đăng liên quan hoặc bất kỳ chương trình gì lấy dữ liệu từ database và hiển thị trên giao diện người dùng.
  • Các quá trình ngầm & Ghi cơ sở dữ liệu – Một số plugin có thể chiếm nhiều tài nguyên máy chủ trong khi chạy các quy trình ngầm như kiểm tra lỗi kết nối, theo dõi và ghi lại các phân tích như: lượt xem bài đăng, v.v…

Hầu hết các plugin WordPress tốt sẽ chỉ tải tệp bổ sung khi cần và giảm thiểu truy nhập đến cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, việc truy nhập này đôi lúc là không thể tránh khỏi.

Plugin WordPress ảnh hưởng đến khả năng bảo mật ra sao

Bảo mật là một mối quan tâm lớn khác khi cài đặt các plugin WordPress. Nhiều người dùng lo lắng rằng có nhiều plugin có thể khiến trang web của họ dễ bị tổn thương hơn. Một plugin WordPress được code kém có thể bị tin tặc khai thác và tấn công trang web của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng đúng với mọi phần mềm khác. Sơ xuất là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều hay nhất đối với mã nguồn mở là có nhiều người sử dụng phần mềm, đồng nghĩa với việc những điểm yếu được phát hiện và sửa chữa nhanh hơn. Bạn có thể giữ an toàn cho trang web của mình bằng cách sử dụng plugin bảo mật WordPress như Sucuri, Wordfence (tôi đang dùng). Chúng quét hàng ngàn trang web và sẽ giúp bạn phát hiện hầu hết các vấn đề về bảo mật của một plugin dễ bị tấn công.

Plugin WordPress và độ tin cậy

Một số người lo ngại về độ tin cậy của plugin. Điều gì xảy ra nếu plugin bị ngưng hỗ trợ? Nếu cập nhật chậm thì sao? Điều hay của hệ sinh thái WordPress mã nguồn mở là luôn có những lựa chọn thay thế. Nếu bạn sử dụng một plugin phổ biến, nhiều khả năng nó sẽ không bị ngừng hỗ trợ. Nếu có, thì người khác sẽ fork (tạo phân nhánh mới) và tiếp tục phát triển nó. Đó là sức mạnh của mã nguồn mở. Đây cũng là cách WordPress ra đời (nền tảng trước đó là b2/cafelog). Miễn là bạn chọn plugin có hồ sơ theo dõi tốt và các tác giả có uy tín, thì bạn sẽ ổn.

Tôi có thể tránh plugin bằng cách thêm snippet (đoạn code) không?

Có nhiều bài viết trên web chỉ cho bạn: Làm thế nào để XYZ trên WordPress mà không cần plugin. Mục đích của các bài viết này không phải là ngăn cản việc sử dụng plugin, mà là chỉ cho bạn cách học viết code. Về cơ bản có ba cách bạn có thể thêm đoạn code snippet vào trang web của mình. Bạn có thể chèn chúng vào file functions.php, vào một plugin dành riêng cho trang web đó, hoặc sử dụng một plugin để thêm các đoạn code snippet tùy chỉnh. Bất kể bạn chọn phương pháp nào, việc thêm code snippet vào trang web của bạn sẽ tác động đến hiệu suất tương tự như một plugin độc lập. Nếu bạn cài đặt một code snippet giống hệt một plugin, thì về cơ bản, bạn đang chạy plugin mà không cần cài đặt nó. Nhược điểm là bạn sẽ không được cập nhật plugin hoặc sửa lỗi bảo mật cho mã đó.

Và nên cài bao nhiêu plugin WordPress? Bao nhiêu là đủ?

Bạn nên cài đặt đủ số plugin WordPress cần thiết để chạy trang web và phát triển trang web của bạn. Trung bình, một trang web kinh doanh với ít nhất 20 – 30 plugin là chuyện khá bình thường. Nếu bạn sử dụng WordPress với đầy đủ tiềm năng của nó và các tính năng nâng cao, thì con số này có thể dễ dàng lên đến 50 . Ví dụ một số trang web phổ biến (con số này có thể thay đổi):

Những số liệu này nên được nhấn mạnh rằng đó không phải là số lượng plugin sẽ làm chậm trang web của bạn. Bạn sẽ hoàn toàn ổn với số lượng lớn các plugin, miễn là bạn sử dụng các plugin chất lượng cao, tuân theo các tiêu chuẩn coding của WordPress.

Làm thế nào để chọn được plugin tốt nhất?

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của người dùng là "làm cách nào để chọn được plugin tốt nhất cho trang web của tôi?" Nếu bạn đang tìm kiếm một plugin miễn phí, thì bạn chỉ cần tải về từ thư mục plugin của WordPress.org. Thư mục plugin chính thức của WordPress cũng giúp việc chọn một plugin tốt trở nên dễ dàng.

Bạn có thể xem các đánh giá và review một plugin từ những người dùng WordPress khác. Bạn cũng có thể xem plugin đó được cập nhật lần cuối khi nào và bao nhiêu trang web đã cài đặt nó. Mặt khác, nếu bạn đang tìm kiếm một plugin cao cấp, thì hãy đảm bảo nó là sản phẩm của một công ty WordPress hoặc nhà phát triển có uy tín. Nếu bạn không chắc chắn, thì hãy tìm kiếm các review và chứng thực trải nghiệm của khách hàng. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy xem lựa chọn của chuyên gia chúng tôi về những plugin WordPress thiết yếu mà mọi trang web cần có. Việc lựa chọn 1 plugin hoàn hoản là thực sự khó, vì mỗi plugin đều có sự khác nhau và những đặc điểm riêng, bạn nên xem thật nhiều bài review để đánh giá về 1 plugin - vì đôi khi họ hợp tác để quảng bá plugin là tong.

Và một điều nữa, bạn có thể tải các null plugin để chạy trên máy chủ thử nghiệm của mình và tự đánh giá cho bản thân.

Lưu ý: không nên dùng null plugin cho trang web chính thức.Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giải đáp câu hỏi của bạn về số lượng plugin WordPress bạn nên cài đặt.